Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức. Luật sư Công ty là những chuyên gia pháp...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Tin tức - Bài báo, tư vấn của Luật sư
Bố mẹ để lại di sản, người muốn chia, người không, xử lý thế nào?
(2016-12-29 06:46:00)

Bố mẹ mất để lại hơn ngàn m2 đất. 3 người con ở nhà muốn chia di sản nhưng cậu em út ở Đức lại chưa muốn. Trường hợp này di sản có thể được chia không? Hỏi: Năm 2014, bố mẹ tôi trước khi mất có để lại di chúc phân chia thửa đất 1.040 m2 tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cho 4 người con như nhau, mỗi người được hưởng 260 m2. Vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên 3 anh chị em chúng tôi mong muốn sớm chia thừa kế để xây nhà hoặc chuyển nhượng đất để lấy tiền. Chỉ riêng cậu em út đang ở Đức lại chưa có ý kiến gì về vấn đề này, mặc dù tôi đã điện thoại hỏi nhiều lần. Vậy anh chị em tôi phải làm thế nào để sớm chia di sản thừa kế?

phunuvietnam.vn/tu-van/bo-me-de-lai-di-san-nguoi-muon-chia-nguoi-khong-xu-ly-the-nao-post21646.html 

Trả lời:

Theo quy định pháp luật khi bố mẹ bà chết để lại di chúc, nếu di chúc đó hợp pháp thì 4 người con của bố mẹ bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản ngang nhau. Người em đang ở nước Đức chưa có ý kiến gì về vấn đề, vậy cần phải đặt ra 2 trường hợp cụ thể có thể xẩy ra như sau:

Trường hợp 1: Bà phải hỏi xem người em út có từ chối di sản thừa kế hay không. Nếu có thì phải lập thành văn bản thể hiện sự từ chối của người đó về việc không nhận di sản thừa kế của bố mẹ. Văn bản này phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại Đức gửi về Việt Nam cho 3 anh chị em bà để anh chị em bà có cơ sở khai nhận, họp mặt, phân chia di sản thừa kế theo quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự.

Trường hợp 2: Nếu người em út không từ chối di sản thừa kế nhưng chưa muốn chia thừa kế vào thời điểm này mà những người khác muốn chia thì những người đó phải làm Đơn khởi kiện ra toà án đề nghị toà chia thừa kế. Khi đó 3 anh chị em bà tham gia phiên toà với tư cách là nguyên đơn còn người em út là bị đơn. Lưu ý toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là TAND tỉnh Quảng Ninh do đương sự (người em út) ở nước ngoài (Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự). Tuy nhiên, khởi kiện là phương án sau cùng, khi mà các biện pháp thương lượng, hoà giải giữa 4 anh chị em không thành. Chúng tôi cho rằng bà và các anh chị em nên trao đổi cặn kẽ với người em út để tự giải quyết tranh chấp trong nội bộ gia đình là tốt nhất.

Luật sư, Trọng tài viên Hà Huy Từ, Công ty Luật Hà Huy

Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật. Chuyên mục được thực hiện với sự cộng tác của Công ty Luật Hà Huy - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Các tin bài khác:
  • Quy định 132-QĐ/TW: 'Tảng đá' vững chắc trong thành trì chống tham nhũng
  • Giúp người dân có kỹ năng làm việc, phân biệt thông tin xấu độc trên không gian mạng
  • Giúp người dân có kỹ năng làm việc, phân biệt thông tin xấu độc trên không gian mạng
  • Đánh giá đúng cán bộ - Yếu tố hàng đầu nâng cao chất lượng quy hoạch
  • Hội nghị TW 8 có ý nghĩa chiến lược lâu dài với sự phát triển đất nước
  • Quy định PCCC tại các khu nhà trọ, chung cư mini có “lỗ hổng” hay không?
  • Top leader’s book affirms Party’s comprehensive leadership over army: public opinions
  • Vụ kiện đòi hủy “sổ đỏ” tại Quảng Trị: Tình tiết pháp lý thú vị
  • Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Quân đội Việt Nam
  • Quy định số 114 - QĐ/TW: Nhận diện rõ hơn các hành vi, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ