Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức. Luật sư Công ty là những chuyên gia pháp...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Tin tức - Bất động sản
Căng thẳng leo thang tại chung cư Nam Đô Complex
(2014-05-29 09:36:00)

Tại chung cư Nam Đô Complex do CTCP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP.Invest) làm chủ đầu tư hiện nay đang có những căng thẳng giữa cư dân sinh sống tại đây và chủ đầu tư.

“Lùm xùm” chuyện nước sạch

Dự án Nam Đô Complex là một tổ hợp Khu nhà ở cao tầng, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, trường học và vườn hoa cây xanh do CTCP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP.Invest) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc tại 609 Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội, do GP-Invest làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 2 blog A, B với 2 tầng hầm liên thông 2 tòa nhà, 1 tòa nhà văn phòng 15 tầng và khu trường mầm non 4.000 m2.

Sau những lùm xùm dự án “hành dân” xung quanh, căng thẳng tại Nam Đô Complex tiếp tục leo thang với những khiếu kiện từ những cư dân sinh sống tại dự án.

Thời gian qua, Vland – Chuyên trang BĐS VietNamNet có nhận được đơn thư phản ánh của Ban liên lạc bảo về quyền lợi của cư dân Nam Đô Complex phản ánh về một số vấn đề trong quản lý vận hành tại chung cư. Trong đó có vấn đề về chất lượng nước cung cấp tại chung cư không đảm bảo.

Theo đơn phản ánh, chất lượng nước sinh hoạt tại đây đang bị ô nhiễm, trong đó, lượng asen - là một chất gây ung thư hiện cao gấp hơn 2 lần tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.

Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Thanh Sơn, Trưởng Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi của cư dân Nam Đô Complex cho biết, tháng 10/2013 gia đình ông bắt đầu chuyển về đây sinh sống. “Vấn đề nước ở đây đang khiến cư dân rất lo lắng. Khi biết kết quả nước không đảm bảo gia đình tôi không dám sử dụng nước để ăn uống mà phải mua nước bên ngoài” – Ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, sau khi cư dân nhiều lần phản ánh kiến nghị về vấn đề nước sạch, vừa qua chủ đầu tư có thông báo cho dân kết quả kiểm nghiệm nước chứng nhận nước đủ tiêu chuẩn. Cư dân đã nhiều lần đưa mẫu nước đi kiểm nghiệm và kết quả đều vượt mức cho phép nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục lấy nước đi kiểm tra lại – ông Sơn nói.

Để giải quyết vấn đề này trong đơn phản ánh Ban liên lạc nêu quan điểm: “Nếu không xử lý được chất lượng nước thì chủ đầu tư phải trích từ tiền thu bán nhà cho cư dân để đầu tư xây dựng hệ thống lọc nước sạch cho tòa nhà”.

Hàng loạt bức xúc, căng thẳng leo thang

Không chỉ lùm xùm vấn đề về nước sạch, nhiều vấn đề về dịch vụ cũng khiến cư dân bức xúc.

Theo hợp đồng mua bán thì hệ thống thang máy CT2A, CT2B là phần sử dụng chung của khu căn hộ nhưng hiện nay hệ thống thang máy này đang được đem ra sử dụng chung cùng với khu dịch vụ bể bơi, nhà hàng. Điều này khiến ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nhất là trong những giờ cao điểm.

Ghi nhận ý kiến cư dân tại đây cũng cho biết, theo cam kết tại các hợp đồng mua bán căn hộ thì chủ đầu tư phải bố trí tại mỗi tòa nhà (CT1A, CT1B, CT2A, CT2B) một phòng sinh hoạt cộng đồng riêng lẻ nhưng hiện nay 4 tòa nhà chỉ có một phòng sinh hoạt cộng đồng được bố trí tại tòa CT2B.

Việc không thi công hệ thống ga trung tâm như hợp đồng ký kết cũng khiến cho người dân bức xúc. Theo ông Sơn, nếu chủ đầu tư không thực hiện xây dựng hệ thống ga tổng thì phải thỏa thuận, thương lượng hoàn trả lại cho cư dân. Nhưng đến nay chủ đầu tư chỉ thực hiện hoàn trả lại cho một số khách hàng ký hợp đồng đợt đầu với mức gần 8 triệu đồng/ hợp đồng. Như vậy là không thỏa đáng – ông Sơn nói.

Trả lời về việc không thực hiện hệ thống ga trung tâm tại tòa nhà là để đảm bảo an toàn nhưng việc chủ đầu tư cho nhà hàng Thanh Thủy thuê làm nhà hàng, tiệc cưới cũng đặt ra nhiều lo ngại cho người dân. Ông Sơn giải thích, khi hoạt động để phục vụ tiệc cưới, ăn uống Thanh Thủy cũng sử dụng lượng ga lớn vì vậy chúng tôi lo ngại về việc an toàn trong cháy nổ ở đây cũng không phải là thừa.

Cũng theo cư dân phí dịch vụ được chủ đầu tư đưa ra cũng không nhất quán. Trong hội nghị khai trương tòa nhà CT2 (tháng 7/2013), chủ đầu tư có nói trước toàn thể cư dân là phí dịch vụ sẽ áp dụng 4.000 đồng/m2 nhưng hiện nay đã thu là 5.000 đồng/m2. Như vậy có phải là lừa dối cư dân?

Đặc biệt theo tài liệu quảng cáo cung cấp cho khách hàng khi giới thiệu bán căn hộ mọi người đều biết không hề tồn tại quán café Thanh Thủy. Chúng tôi biết rằng đó là diện tích sở hữu chung với một hồ nước và cây xanh nhưng chủ đầu tư đã cho thuê làm quán café. Rõ ràng đây là phần diện tích chung chủ đầu tư không thể tự quyết, việc sử dụng phải được sự đồng ý của người dân – ông Sơn nêu ý kiến.

Trước hàng loạt những vấn đề đang khiến cho cư dân Nam Đô Complex bức xúc, trách nhiệm của chủ đầu tư GP.Invest được thực hiện đến đâu? Vland sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc làm rõ những bức xúc của người dân.

Hồng Khanh

Nguồn: VLand

Các tin bài khác:
  • Chuyển mục đích sử dụng đất “vàng” phía Tây Hà Nội: “Làm ngơ” cho cao ốc lấn đất, “mọc” thêm tầng?
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội: Thu hồi đất ngoài dự án?
  • Hé lộ bí mật từ loạt dự án bị Bộ Tài chính đề nghị thanh tra
  • Vĩnh biệt nữ tỷ phú can trường, nhân hậu Tư Hường
  • Nhiều dự án BĐS vi phạm bị đề nghị thanh tra
  • Hà Nội công bố giá đất bồi thường khi xây dựng đường Vành đai 2
  • Dự án Nam Đô Complex: Thi công ẩu, chất lượng kém
  • Bí mật động trời, khách hàng bị chủ đầu tư gian lận thuế
  • Sở hữu chung cư có thời hạn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành?
  • Ăn gian diện tích căn hộ, chủ đầu tư phải trả lại tiền